Tối ưu chi phí quảng cáo Facebook Ads hiệu quả từ công thức cơ bản nhất

TỐI ƯU CHI PHÍ QUẢNG CÁO FACEBOOK ADS HIỆU QUẢ TỪ CÔNG THỨC CƠ BẢN NHẤT

Chi phí qảng cáo là 1 trong những chi phí khá nặng đối các shop có dòng doanh thu đến từ paid traffic là chủ yếu,
mà ở đây đa số là dân Ads cũng như các AE trong ngành cũng làm cho các công ty dạng như vậy. 
Vì vậy, đây luôn là mục tiêu tối ưu đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng muốn tối ưu đầu tiên.

Lấy 1 case làm ví dụ nhé. Mình vận hành cho 1 đơn vị Balo Du Lịch. 
Như đơn vị này, Ads đang 9-10%. 
Nhưng không phải thấp là AE bảo ngon thế thì cứ vít tới nóc.
Không đâu ạ!
Ngta có giá vốn cao và giá trị đơn lớn nên Ads nó mới như vậy,
chứ anh em ko nên áp ngành của mình vào mà đi so sánh sẽ không đúng.
Nên mình mới đang share cái bảng dự tính tài chính và dòng tiền phục vụ kinh doanh cho anh em bán 1 sản phẩm nào đó để biết lời lỗ dự kiến và nên tối ưu từ đâu.

Và hiện bên này đang muốn đẩy xuống tầm 7-8% cùng với tầm nhìn x2 x3 lần doanh số
vì đã nhập hàng tồn kho lên 3 lần rồi.
Công nhận ngta kinh doanh máu chiến khủng quá. 
Nghe mà thấy chua à nha 😂
Nhưng ko phải là ko có cách tối ưu.
Thường thì Ads/Doanh số thấp vậy chỉ có khả năng cao là giá trị đơn lớn và đi đầu trong ngành.
Đơn vị này có ở cả 2.



VÌ VẬY, mình sẽ áp dụng CÔNG THỨC thuộc lòng như hằng đẳng thức:

  DOANH SỐ = SỐ KHÁCH HÀNG X TỶ LỆ CHỐT ĐƠN X GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG  

  • DOANH SỐ nên phân biệt với DOANH THU:
    Doanh thu là tiền thực nhận tức là đã trừ đơn không thành công. 
    Vì vậy Doanh số là thứ rất ảo nếu các bạn bán sản phẩm vật lý có giao hàng. 
    Nhưng trong bài viết này mình sẽ tập trung chia sẻ tối ưu chi phí quảng cáo thôi.
     
  • SỐ KHÁCH HÀNG: 
    Có thể là lưu lượng truy cập, lượt ghé hay lượt nhắn tin,...Càng nhiều càng tốt.
    Để có 1 lượng khách hàng, nếu bỏ chi phí như Ads thì phải chi 1 khoản tiền.

Từ đó sinh ra khoản: Chi phí Khách hàng.

Chi phí khách hàng: 
Muốn rẻ hơn thì chạy đa dạng target hơn, update content, hình ảnh, video...
*Hình ảnh: 1 ảnh, album ảnh. 
2 dạng này sẽ điều hướng kết quả và chuyển đổi khác nhau ko nói cái nào hơn cái nào.
*Video: dạng show sản phẩm, dạng review. 
Có voice, ko voice | Có text, ko text | Có người, không người. 
Đề xuất bạn tập trung sáng tạo nội dung để chạy sẽ được đề xuất thêm.
Làm cái này cũng ăn đc thêm free traffic.
*Content: Xây dựng chân dung khách hàng, nếu chưa từng chạy thì nghiên cứu đối thủ và sản phẩm, thị trường để vẽ được 1 chân dung KH kiểu mẫu.
Nên xây dựng chân dung theo Nhân khẩu học và nhu cầu/nỗi đau của họ 
Đừng có vẽ Sở thích, hành vi nhé. 



Sau khi dựng được Chân dung cơ bản rồi thì phân ra nhóm KH hoặc gom cả 2. 
Mình từng gom sỉ lẻ bán chung, với kinh nghiệm của mình thì nên tách ra. 
Vừa tách tệp điều hướng theo bài viết, bài Ads. 
Vừa tách ra để nhân viên sale dễ tư vấn, dễ tracking hơn.
*Target: Có rất nhiều target khác nhau: Nhân khẩu học, hành vi, sở thích, thiết bị,vị trí quảng cáo. 
Nhưng nó rất tạp nham, chỉ khuyên bạn nên target sâu khi các bạn đã chạy đủ nhiều. 
Target thiên về Nhân khẩu học, khu vực chứ ko nên đi sâu như 1 vài người chia sẻ
100 người chạy loạn xạ có 10 người chạy win thì cũng gọi là ĐỈNH CAO TARGET vậy 90 người chạy fail có đề cập đến không? 
Và đặc biệt nên điều hướng tốt nhất vẫn là targer content. 
Các bạn phân tệp KH ra xây dựng tuyến content phù hợp cho 1 nhóm nhất định. 
Rồi xây dựng content phù hợp cho 1 nhóm đó. 
Cái này gọi là Quảng cáo Sáng tạo.

- CHI PHÍ/ĐƠN HÀNG: 
Đơn vị này có cả trăm mẫu nên ko thoát đc cảnh chạy linh tinh nên buộc phải áp dụng quy tắc 80-20,
chỉ nên tập trung vào những mẫu đang bán chạy.
Mà để biết đc thì phải có báo cáo Chi Phí/Đơn cho từng sản phẩm. 
Chi tiết hơn là Tracking cho từng chiến dịch quảng cáo/từng bài viết quảng cáo.

  • TỶ LỆ CHÔT ĐƠN:
    Khách hàng hiện tại, họ dễ so sánh lắm nên điểm chạm tốt nhất luôn đến từ độ tin cậy khi được tư vấn kỹ lưỡng.
    Mà muốn tư vấn để ngta tin chọn sản phẩm của mình mà ko phải của ngkhác
    bạn phải là 1 "chuyên gia" am hiểu sản phẩm của mình nhất.
    Ví dụ bán thời trang mà chất liệu sản phẩm, form size ko nắm hay ko biết áo này hợp với dịp nào, ở đâu thì khó mà để khách tin tưởng lắm.
    Hoặc như Thế giới di động nè, rõ là bạn biết TGDĐ bán mắc hơn các cửa hàng khác nhưng tại sao bạn lại muốn mua ở đó?
    Suy nghĩ thêm nhé....
     
  • GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG:
    Từ việc xây dựng đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp rồi đến tối ưu chi phí KH thì giá bán ko sợ bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào đâu. 
    Đặc biệt, bán hàng ở FB ít có sự so sánh giá như Shopee
    cho nên lí do vì sao bạn thấy FB hay bán đắc hơn sàn TMĐT (Shopee, Laz, Tik,..)
    Bán kèm Crosssell, Upsell chắc ai cũng biết rồi.

Mình chỉ nói thêm phần giá bán thôi.

Giá bán = Giá sản phẩm bán thông thường + Quà tặng (hữu hình) + Dịch vụ đi kèm (nếu có) + Cảm giác vô hình (sự kỳ vọng).
=> Giá trị KH nhận được càng lớn thì giá bán càng cao. 

Nhớ là khách phải cảm nhận đc giá trị nha,
nếu bạn có nói cho khách mà khách ko cảm nhận đc là do bạn,
hay thậm chí nhìu bên khách còn chả biết khách đang có quyền lợi như vậy nữa kìa.

- Đo lường/quyết định: 
Xưa thấy cả chục cái báo cáo cũng hơi lằng nhằng nhức đầu, 
về sau cũng ráng gộp lại + lười nên báo cáo hiện tại khá tinh gọn 😂.
Chỉ còn tập trung vô những chỉ số quan trọng nhất để quyết định.
VÌ có nhiều đơn đâu mà vẽ vời :v

Cơ bản là thế đó bạn.
Đây là cách mình hay làm để định hình câu chuyện. 
Còn bạn,
Bạn tối ưu như nào?